HÓA KỴ - FULL

HÓA KỴ - FULL
Hóa kỵ thì dĩ nhiên là của nợ, bất kể nó nằm đâu. Tôi nhắc lại bất kể nằm đâu, bao gồm ngã cung. Không như một số nơi cho rằng có những cái phản vi kỳ cách, biến cảnh linh tinh lang tang, mà làm cho Hóa kỵ trở thành sao tốt, quan điểm của tôi vẫn bảo trì, Hóa kỵ ở đâu là có Nợ ở đấy.
Hóa Kỵ bản chất của nó phải là lực thu vào, lực triệt tiêu, lực kéo xuống, là tàn cuộc. Lão Tử nói: Đạo Trời như giương cung. Cao thì ép xuống, thấp thì nâng lên. Thừa thì bớt đi, không đủ thì bù vào”; Cho nên, Hóa kỵ xuất hiện trong lá số như một cách cân bằng lại cho đương số mà thôi. Có điều, thường người ta nhìn lên trên, chẳng mấy khi nhìn xuống dưới, thích điều vui chẳng thích buồn, mà không hiểu rằng bản chất chúng nó chỉ là 2 mặt của 1 vấn đề. Không có trên tất không có dưới, không có xấu - đẹp so với ai?
Trong Luận bảo vương tam muội niệm Phật trực chỉ, hòa thượng Diệu Hiệp viết:
1. Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh tật, vì không bệnh tật thì ham muốn dễ sinh
2. Ở đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn dễ kiêu sa nổi dậy
3. Cứu xét tâm linh đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc sở học khó vượt bậc
4. Sự nghiệp đừng mong không bị chông gai, vì không chông gai thì chí nguyện không kiên cường
5. Làm việc đừng mong dễ thành, vì dễ thành lòng thường kiêu ngạo
6. Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa
7. Với người đừng mong thuận chiều ý mình, vì thuận chiều ý mình thì tất sinh tự kiêu
8. Thi ân đừng cầu đáp trả, vì cầu đáp trả là thi ân có mưu tính
9. Thấy lợi đừng nhúng tay, nhúng tay thì hắc ám tâm trí
10. Oan ức không cần bày tỏ, vì bày tỏ thì hèn nhát mà trả thù thì ân oán kéo dài
Thế thì Hóa Kỵ là lực kéo xuống, mà cũng là thử thách để người đời cố gắng vượt qua đạt thành tựu. Trời cao cho anh nhiệm vụ cao cả nào, ắt sắp đặt các thách thức cho tâm trí của anh, thách thức có khi là khó khăn, đôi khi lại là thuận lợi. Cá chép vượt qua được Vũ môn thì hóa rồng, sâu chui khỏi kén hóa bướm, ko qua được thì om dưa hoặc mãi là con sâu cái kiến.
...
Hóa Kỵ ở Tử tức, là người có xu hướng chiều con, nhưng khác hóa lộc, thứ nợ tình này có chỗ không được như ý, trường hợp con trái ý bố mẹ là nhẹ mà dễ xảy ra.Kỵ ở Nô, bao tiền của rồi đem cho chúng nó hết, lại mang bực vào người. Kỵ ở Di, có nợ nơi phương xa, lòng không muốn mà thường vẫn bị thúc đít phải đi, Kỵ ở Quan là người thường phải trăn trở vê công việc, lắm lúc không như ý....
Còn tùy chính tinh nào hóa kỵ, sự kết hợp hài hòa của nó, mà cái "nợ", có thể theo tính chất sao mà biến hóa. Ví dụ Âm/Dương kỵ thì mắt, tiền đình, thần kinh dễ có tật. Liêm Kỵ chú ý hình luật, máu huyết. Cự kỵ dễ thối mồm, chú ý thận âm. Tham kỵ hạn đào hoa, dễ tuyến mồ hôi có vấn đề hoặc...hôi nách ...
Nói là Nợ, nhưng có người trả nợ vui, có người trả nợ buồn, cái chính còn phụ thuộc tổ hợp sao và tâm cảnh.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MỆNH KHÔNG THÂN KIẾP

CÓ TRỜI MÀ CŨNG CÓ TA

TẤU THƯ